Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

triet huyen dao- triet ly song

Hình ảnh
Ðạo là nguyên lý  điều hòa vũ trụ, là bản thể của vạn vật, là khởi điểm và cùng đích của nhân sinh. Người học đạo an nhiên theo đạo vận hành, tới một thời điểm nhất định sẽ tự thân đạt tới cứu cánh. Võ là một phương thế giúp cho con người đào sâu và khai thác các năng lực của bản thân, cả tâm linh lẫn thân thể, trong hòa hợp với tha nhân và vũ trụ để phát huy tột đỉnh con người toàn diện của mình. Do đó, giữa đạo học và võ học tự nhiên có tương quan mật thiết. Việc nghiên cứu và thực thi các nguyên lý của đạo học góp phần giúp người luyện tập công phu đạt tới cảnh giới thân tâm như nhất. 
Krishnamurti là  một đạo sư sống và nói bằng ngôn ngữ  thời hiện đại. Lý Tiểu Long là tuyệt đại cao thủ và là một nhà cách tân võ thuật. Bài dưới dây cho thấy Lý Tiểu Long đã vận dụng các nguyên lý đạo học của Krishnamurti vào võ học của mình để tập đại thành. 
Ðôi nét về Krishnamurti 
Jiddu Krishnamurti (1895-1985), đạo sư, sinh tại Ấn độ sau đó sang Anh rồi định cư và từ trần tại Ojai, California. Từ nhỏ, ông được Hội Thông Thiên Học, từng có trụ sở ở Phú Nhuận Sài Gòn, giáo dưỡng và lập cho ông một "giáo hội" để chuẩn bị ngày ông làm giáo chủ thế giới với tư cách là một hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Nhưng sắp tới ngày ấy, ông tuyên bố giải tán giáo hội, từø bỏ mọi tuyên xưng thánh tính và ly khai Hội TTH. Từ đó ông đi rao giảng khắp thế giới với chủ trương con người có thể thoát khỏi khổ não và sống hạnh phúc ngay giữa trần gian bằng cách giải quyết vấn đề đời sống trong hiện tại, cũng là giải quyết cả quá khứ bị điều kiện hoá và tương lai...  
Một cách khái quát, lời giảng của ông tản mạn trong những điểm chủ  yếu:  
1. Chủ thể hành động cũng chính là hành động; người ra động tác cũng chính là động tác; người suy nghĩ cũng chính là ý nghĩ. 
2. Chú ý vào "cái đang là" tức là giải quyết trọn vẹn những cái trước nó và sau nó. 
3. Trên con đường sống và tu tập, bước đầu tiên cũng chính là bước sau cùng. 
4. Không bao giờ để cho mình sa vào cuộc tìm kiếm và truy lùng vô vọng sự vị vọng, sự an toàn, các loại tôn sư, đại sư phụ và các hệ thống lý thuyết cố định. Lúc nào cũng tư nhủ rằng những so sánh và nhãn hiệu, tước hiệu đưa đến thành kiến và bất hạnh, sự qui phục đưa tới sự bắt chước tầm thường và rằng ta không thể tự chủ, tự động tư duy và hành động khi ta còn có mặc cảm khuyết điểm và còn sợ hãi. Ta phải mạnh dạn cất bước đi vào những vùng đất chưa có dấu chân của người khác.
Ông từ trần đã hơn 20 năm nhưng hiện nay, tư tưởng của ông vẫn ảnh hưởng sâu và mạnh lên giới tinh hoa của thế giới như các trí thức, văn nghệ sĩ và các vận động viên cũng như những người đấu tranh cho môi sinh. 
Ðôi nét về Lý Tiểu Long 
Lý  Tiểu Long (1940-1973). Ba mươi ba năm tại thế của ông để lại cho đời một chuyện truyền kỳ. Cha người Trung Hoa, mẹ người Trung Hoa lai Ðức. Ông sinh tại San Francisco, học tiểu và trung học tại Hồng Kông, đến năm 1959, về lại Mỹ, tốt nghiệp cử nhân triết Ðại học Washington ở Seatle, tiểu bang Washington.  
Lý Tiểu Long là một võ lâm kỳ hoa, đã đưa tới những đổi thay sâu xa trong lãnh vực võ thuật hiện đại và làm cuộc "cách mạng" trong lịch sử thế giới phim quyền cước. Trước đó, trên phim ảnh, các màn quyền cước của cả Ðông lẫn Tây đều chỉ là những cú đấm đá vụng về hoặc quá nhiều xảo thuật; các diễn viên chỉ là những lực sĩ vận dụng cơ bắp, không có đời sống nội tâm và phi tâm linh.  
Thuở nhỏ, Lý Tiểu Long học Dương gia Thái cực quyền với phụ thân, sau đó, học Vĩnh Xuân Quyền, thuộc Thiếu Lâm Nam phái. Ông còn tập thêm Không thủ đạo và Hiệp khí đạo của Nhật.  
Lý Tiểu Long là người Hoa đầu tiên trên thế giới công khai mở võ  đường truyền bá công phu (tên gọi chung các môn võ  thuật cổ truyền Trung Hoa) cho người Tây phương mặc dù có sự phản đối quyết liệt của cộng đồng người Hoa tại Los Angeles. Suốt võ nghiệp của mình, ông không từ chối lời thách đấu nào, tại Hoa Kỳ cũng như ở Hồng Kông, và chưa bại trận. 
Sau khi tham gia một số phim vô tuyến truyền hình tại Hoa Kỳ, năm 1970, Lý Tiểu Long được hãng Gia Hòa Phim mời về  Hồng Kông thực hiện phim võ thuật. Năm cuốn phim của ông đã làm chấn động các võ sư, các đạo diễn và diễn viên những phim quyền cước xuất hiện trước đó vì sự phô diễn võ thuật chân chính và kỹ thuật có đẳng cấp quốc tế. Ðang ở điểm thành công cao nhất, ông đột ngột qua đời một cách kỳ bí. Thi hài được mang về Hoa Kỳ an táng tại Seatle. 
LÝ  TIỂU LONG VẬN DỤNG KRISHNAMURTI 
Bài dưới đây do chúng tôi dịch của Robert Colet. Ông là một môn sinh Triệt quyền đạo do Lý Tiểu Long sáng lập. Bài có nhan đề tiếng Anh là, "Krishnamurti: The Spiritual Forces Behind Bruce Lee - Krishnamurti: Sức Mạnh Tâm Linh Ðằng Sau Lý Tiểu Long", đăng trong tạp chí Inside Kung Fu, Burbank, California: C.F.W. Enterprises, 1986. 
"Bạn không thể nhìn qua một hệ  thống tư tưởng, qua bình phong của ngôn từ, qua những niềm hy vọng và những nỗi sợ hãi," Krishnamurti đã nói như thế. Lý Tiểu Long đem áp dụng lời ấy vào võ thuật và khám phá, "Bạn không thể phô diễn và sống động qua các thế quyền kết hợp nhau trong trạng thái tĩnh, qua chuyển động bị chiêu thức hoá." Như thế, Lý bắt đầu cuộc cách mạng sâu xa của mình về võ thuật. Việc giao đấu bằng quyền cước không bao giờ còn như trước nữa. 
Lý Tiểu Long tìm thấy trong lời giảng của Krishnamurti nền tảng của Triệt quyền đạo (TQÐ)- Jeet Kung Do. Xin bạn nhớ  cho là chúng tôi không có ý xem xét những khía cạnh giao đấu của Triệt quyền đạo. Người ta đã nói rất nhiều về khía cạnh võ thuật đó. Cái chúng tôi quan tâm ở đây là khía cạnh "tinh thần" hoặc "tâm linh" của TQÐ, cái rất ư khác biệt, gây nhiều ấn tượng trong những đối chiếu của nó. Nền tảng của võ thuật cổ truyền là các bài quyền theo đó người luyện võ một mình tập lui tập tới đúng từng thế, cho đến khi nhập tâm mình, làm thành bản tính thứ hai của mình. So với các trường phái và chiêu thức đó, TQÐ khác xa vì "sự vắng mặt các kỹ thuật rập khuôn sẵn," như Lý đã diễn tả một cách cô đọng. 
Lý Tiểu Long muốn "thêm nữa". Triết học cổ truyền, theo Lý, không đầy đủ trong việc hỗ trợ sự phát triển võ thuật và việc dùng làm võ đạo để tăng trường tâm linh. Và đó là lúc Krishnamurti nhập cuộc. 
Ở thế kỷ mười sáu, vào lúc các khả năng chiến đấu đang bị giảm thiểu thì triết học, hoặc võ đạo đã thành một bổ sung cho võ thuật. Thiền học chuyển đổi võ thuật từ những cuộc giao đấu quyết tử sang việc tăng trưởng tâm linh. Như thế, người luyện võ không chỉ sở đắc kỹ thuật chiến đấu mà còn tăng tiến nhân cách và phong phú nội tâm. 
Nắm bắt những lời của Krishnamurti - như Lý hẳn đã làm - và qua những lời của Lý, ta có thể áp dụng chúng vào võ thuật. Tất nhiên chúng tôi không có  ý nói rằng cội nguồn triết học duy nhất của Lý là các lời giảng của Krishnamurti. Lý còn tham khảo các cội nguồn khác, các lời giảng của Thiền tông và Lão giáo. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có chứng cớ là Krishnamurti đã đóng vai trò có ý nghĩa lớn lao trong sự hình thành TQÐ. 

Sự khác biệt nổi bật giữa Aikido và các bộ môn khác là ở chỗ Aikido đã hoàn chỉnh được một hệ thống lý luận, một nhân sinh quan đúng đắn để chỉ đạo cho kỹ thuật và hành động của mình trong cuộc sống, và dùng phương pháp này để bồi dưỡng, củng cố hiểu biết về triết lý Aikido. Tư duy chính đáng khởi đầu cho hành động chính đáng nằm trong một phương pháp giải quyết một cách xây dựng và tốt đẹp.
Học Aikido mà không hiểu rõ tinh thần của nó hoặc không thể hiện được tinh thần ấy thì kỹ thuật học được có thể ví như một cái xác không hồn, không sinh động để biến hóa đúng hướng đã vạch của vị khai sáng bổn môn.
Để nhấn mạnh điều này, John Stevens (dưới sự hướng dẫn của Thầy Shirata Rinjiro) đã viết trong cuốn AIKIDO, THE WAY OF HARMONY: “…coi Aikido như một môn võ thuật bao gồm những thế ném, quật, khóa – những kỹ thuật có thể thấy trong bất cứ môn tự vệ nào – là một điều phỉ báng cả một đời tầm đạo của Tổ sư”.
Vì không am tường, thấm nhuần tư tưởng Aikido mà một số môn đồ không nhỏ đã khư khư lấy cái THUẬT của AIKI (Hiệp khí) và lái qua con đường đấu tranh tương đối, không những đã vô tình coi thường công trình tạo dựng của vị sáng tổ mà còn hạ thấp bổn môn từ ĐẠO (DO) xuống THUẬT (Jitsu).
Do đó, để Aikido được chính thống, để hiểu rõ ý chí của vị khai sáng môn phái và để trở thành một môn đồ chân chính, các học viên đều phải tìm hiểu học hỏi và thấu triệt triết lý bổn môn hầu thể hiện kỹ thuật đúng với tinh thần thuần khiết, cao cả của nó, bao gồm những nguyên lý chính sau đây:
1. TÌNH THƯƠNG
Là yếu tố nòng cốt của vạn vật, khởi phát một sức mạnh thiêng liêng, hấp lực để kết hợp, tạo thành vũ trụ. Đó là ái lực sản sinh ra mọi cuộc sống. Đó là đức lớn của trời đất: Đức HIẾU SINH (Thiên địa chi đại đức viết SINH – Hệ Từ thượng truyện, Khổng Tử). Do đó, nó là căn bản cho mọi tư tưởng và hành động DƯỠNG SINH.
Tình thương cũng là sức mạnh quy tụ muôn loài và tạo dựng xã hội loài người – Đồng thanh tương ứng, đồng khí  tương cầu.
Tình thương, hay Tình Yêu Chân chính, là một tình cảm vô cùng tốt đẹp đưa đến những hành động vị tha (Dương hóa): trong phạm vi gia đình, thể hiện qua sự kết hợp đằm thắm lứa đôi, sự ràng buộc giữa những thế hệ (quan hệ phụ mẫu, huynh đệ chi tình), rộng lớn hơn thì là tình quê hương đất nước, nòi giống và cao cả hơn là lòng nhân đạo, tình yêu thiên nhiên, mong muốn tìm về với vũ trụ bao la.
Nhờ tình thương mới có HY SINH, mới biết NHẪN NHỊN, kiên trì, tiến tới sự THÔNG CẢM và THA THỨ để xóa bỏ HẬN THÙ, GANH GHÉT … Tình yêu là một nguồn cảm hứng vô tận của mọi ngành văn nghệ  như THI, VĂN, NHẠC, HỌA…
Vì thế AIKIDO lấy TÌNH THƯƠNG làm nguồn cội.
Trong kỹ thuật Aikido, TÌNH THUƠNG đã ảnh hưởng tới lối kết thúc đòn thế (hóa giải và kiềm chế), loại bỏ mọi độc chiêu, sát thủ, phản ánh lên gương mặt an nhiên tự tại và tạo ra một phong thái đặc thù: thoải mái, nhẹ nhàng với những đường nét nghệ thuật.



Sự khác biệt nổi bật giữa Aikido và các bộ môn khác là ở chỗ Aikido đã hoàn chỉnh được một hệ thống lý luận, một nhân sinh quan đúng đắn để chỉ đạo cho kỹ thuật và hành động của mình trong cuộc sống, và dùng phương pháp này để bồi dưỡng, củng cố hiểu biết về triết lý Aikido. Tư duy chính đáng khởi đầu cho hành động chính đáng nằm trong một phương pháp giải quyết một cách xây dựng và tốt đẹp.
Học Aikido mà không hiểu rõ tinh thần của nó hoặc không thể hiện được tinh thần ấy thì kỹ thuật học được có thể ví như một cái xác không hồn, không sinh động để biến hóa đúng hướng đã vạch của vị khai sáng bổn môn.
Để nhấn mạnh điều này, John Stevens (dưới sự hướng dẫn của Thầy Shirata Rinjiro) đã viết trong cuốn AIKIDO, THE WAY OF HARMONY: “…coi Aikido như một môn võ thuật bao gồm những thế ném, quật, khóa – những kỹ thuật có thể thấy trong bất cứ môn tự vệ nào – là một điều phỉ báng cả một đời tầm đạo của Tổ sư”.
Vì không am tường, thấm nhuần tư tưởng Aikido mà một số môn đồ không nhỏ đã khư khư lấy cái THUẬT của AIKI (Hiệp khí) và lái qua con đường đấu tranh tương đối, không những đã vô tình coi thường công trình tạo dựng của vị sáng tổ mà còn hạ thấp bổn môn từ ĐẠO (DO) xuống THUẬT (Jitsu).
Do đó, để Aikido được chính thống, để hiểu rõ ý chí của vị khai sáng môn phái và để trở thành một môn đồ chân chính, các học viên đều phải tìm hiểu học hỏi và thấu triệt triết lý bổn môn hầu thể hiện kỹ thuật đúng với tinh thần thuần khiết, cao cả của nó, bao gồm những nguyên lý chính sau đây:
1. TÌNH THƯƠNG
Là yếu tố nòng cốt của vạn vật, khởi phát một sức mạnh thiêng liêng, hấp lực để kết hợp, tạo thành vũ trụ. Đó là ái lực sản sinh ra mọi cuộc sống. Đó là đức lớn của trời đất: Đức HIẾU SINH (Thiên địa chi đại đức viết SINH – Hệ Từ thượng truyện, Khổng Tử). Do đó, nó là căn bản cho mọi tư tưởng và hành động DƯỠNG SINH.
Tình thương cũng là sức mạnh quy tụ muôn loài và tạo dựng xã hội loài người – Đồng thanh tương ứng, đồng khí  tương cầu.
Tình thương, hay Tình Yêu Chân chính, là một tình cảm vô cùng tốt đẹp đưa đến những hành động vị tha (Dương hóa): trong phạm vi gia đình, thể hiện qua sự kết hợp đằm thắm lứa đôi, sự ràng buộc giữa những thế hệ (quan hệ phụ mẫu, huynh đệ chi tình), rộng lớn hơn thì là tình quê hương đất nước, nòi giống và cao cả hơn là lòng nhân đạo, tình yêu thiên nhiên, mong muốn tìm về với vũ trụ bao la.
Nhờ tình thương mới có HY SINH, mới biết NHẪN NHỊN, kiên trì, tiến tới sự THÔNG CẢM và THA THỨ để xóa bỏ HẬN THÙ, GANH GHÉT … Tình yêu là một nguồn cảm hứng vô tận của mọi ngành văn nghệ  như THI, VĂN, NHẠC, HỌA…
Vì thế AIKIDO lấy TÌNH THƯƠNG làm nguồn cội.
Trong kỹ thuật Aikido, TÌNH THUƠNG đã ảnh hưởng tới lối kết thúc đòn thế (hóa giải và kiềm chế), loại bỏ mọi độc chiêu, sát thủ, phản ánh lên gương mặt an nhiên tự tại và tạo ra một phong thái đặc thù: thoải mái, nhẹ nhàng với những đường nét nghệ thuật.
 


Đạo (Do) là một khái niệm luân lý phát sinh trong đời sống của các dân tộc canh nông ở Viễn Đông.

Đối với các dân tộc này, đời sống thiết yếu tùy thuộc vào thiên nhiên: gieo, trồng, gặt lúa, hái trái,…

Các nông dân có lòng kính trọng, sợ hãi và thán phục đối với những hiện tượng thiên nhiên, và thái độ ấy đã làm phát triển nơi họ một trí quan sát và tìm hiểu thiên nhiên bén nhạy. Nhờ vậy, họ đã khám phá ra một trật tự hoàn hảo, một sự hòa hợp vô tận ngự trị trên Vũ trụ: sinh, trưởng, phát triển là những định luật chi phối trọn chu kỳ những biến đổi không ngừng của thiên nhiên. Trật tự đó gọi là “TRỜI”, và hoạt động của nó là “Ý TRỜI”. Ý niệm luân lý “ĐẠO” (con đường) được thai nghén để cho đời sống cá nhân và xã hội của con người theo cái ý đó làm sao để duy trì thái bình trong cộng đồng nhân loại. Ở Trung Hoa cổ xưa người ta gọi con đường trời là: “THIÊN ĐẠO” từ đó phát sinh ý niệm con đường của vua chúa: “VƯƠNG ĐẠO” để cho con đường trời được thể hiện trong đời sống xã hội, nghĩa là Tu thân, Tề gia, Trị quốc để cuối cùng là Bình thiên hạ.

Lý tưởng của Tổ sư Jigoro Kano

Có hai loại đường, con đường lớn và các con đường linh tinh. Loại thứ nhất có nghĩa là Vương đạo phải thực hiện ý trời, có mục đích Trị quốc và Bình thiên hạ, trong khi sự Tu thân, Tề gia thuộc về con đường linh tinh.

Trong khi áp dụng nguyên tắc tinh thần này vào lý thuyết Nhu đạo, ông Jigoro Kano đã đặc biệt thừa nhận hai điểm cốt yếu: “Tinh lực thiện dụng” và “Tự tha cộng vinh”. Ý tưởng này đúng là biểu thị của việc Bình thiên hạ trong Vương đạo, mục đích chính thực của cả môn Nhu đạo, trong khi điểm cốt yếu kia, sự sử dụng năng lực đúng đắn, chỉ là một trong những phương tiện của nó. Như vậy, lý tưởng của môn Nhu đạo là góp phần vào tình huynh đệ nhân loại, vào tiến bộ của mọi tương quan giữa các cá nhân và các dân tộc bằng một sự sử dụng đẹp và hữu hiệu các nguyên tắc và các kỹ thuật của nghệ thuật dùng Năng lực.
 
Tôi đã nói rằng các dân tộc canh nông tự nuôi mình nhiều nhất bằng thóc lúa và hoa quả. Mà những hoa quả và thóc lúa ấy, khi còn xanh, tự bảo tồn, ẩn núp trong bóng lá cùng màu, cho đến khi chúng có thể lôi cuốn, nhờ các màu sắc rực rỡ hay mùi vị thơm tho của mình, các giống thú đến ăn và mang hạt giống đi xa để gieo rắc chủng loại mình ở những xứ sở xa xôi. Một phần lớn như vậy được hy sinh làm thức ăn cho muông thú. Nhưng, trái lại, những hoa quả rơi rụng ở ngay tại chỗ, thay vì được mang đi nơi khác, và nếu chúng mọc lên nơi chính gốc cây đã mang nặng chúng, những mầm non bắt buộc phải sống trong sự tranh đấu thường xuyên, cây này chống cây kia và chống cả với cây mẹ, để dành lấy thức ăn trong một khoảng đất bị giới hạn. Hai hình thức động vật và thực vật giúp đỡ lẫn nhau và bổ túc cho nhau như thế. Nhờ quan sát những hiện tượng thiên nhiên, con người đi đến chỗ hiểu được nguyên tắc sống chung và “Tự tha cộng vinh”, cũng như sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.



Trong cuộc sống nông nghiệp, việc gieo vãi và trồng trọt có thể làm trong gia đình, dưới ánh nắng dịu dàng của mùa xuân, và gặt hái trong hơi thu mát mẻ. Người ta vừa cày cấy vừa ca hát, và khi mùa gặt chấm dứt, người ta tổ chứcnhảy múa. Đồng quê có thể chia xẻ vui buồn của cuộc sống với các loài gia súc, và lối sống ấy tạo cho người ta sự lạc quan.

Thợ săn phải núp sau ghềnh đá hay dưới bụi cây để bất thần tấn công muông thú, hoặc dùng mẹo lừa bắt chúng, bằng cách dùng bẫy. Những sự cần thiết của một cuộc sống như vậy có thể làm cho người ta trở nên tàn nhẫn và cuộc sống trở thành tù ngục.

Sự khác biệt giữa các lối sống của hai giống người nông dân và thợ săn đã đưa đến những thái độ luân lý khá đối lập. Ý niệm “ĐẠO” hay “CON ĐƯỜNG” vì vậy phát sinh và phát triển nơi các dân tộc Đông Phương.

Chữ Đạo trong Hiệp khí đạo

Giờ đây, chúng ta thử áp dụng ý niệm “ĐẠO” hay “CON ĐƯỜNG” này vào môn Nhu đạo và Kiếm đạo. Khi nào nghệ thuật sử dụng cây kiếm chỉ thu gọn trong kỹ thuật giết chết địch thủ, thì môn ấy chỉ có thể là Ken Jutsu (kiếm thuật) hay Iai Jutsu (thuật sử dụng kiếm hai tay) chứ không thể là Kiếm đạo. Cũng thế, khi nào người ta còn cố quật ngã đối thủ, thì đấy chỉ là Nhu thuật và không phải là Nhu đạo. Kiếm đạo và Nhu đạochỉ hiện thực khi nào các môn võ ấy dùng để phụng sự công lý chống lại bất công, phụng sự sự hòa hợp và thái bình trong đời sống nhân loại. Chính trong cái ý tưởng cao quý ấy và trong ý nghĩa ấy mà môn Aikido-jutsu trở thành Aiki-Do (Hiệp khí đạo).

Tổ sư Ueshiba (người nông dân hiền lành và phúc hậu ấy!) đã nói: “Chính tình thương đã cấu thành Vũ trụ. Con người phải ràng buộc với tình yêu Vũ trụ vĩ đại ấy”. Đó cũng là mục đích của Hiệp khí đạo, và ý tưởng này hòa hợp hoàn hảo với quan niệm về cuộc đời của những nông dân nông nghiệp Đông phương (nơi xuất thân của Tổ sư Ueshiba), những người muốn trung thành tuân theo các định luật thiên nhiên.

Hiệp khí đạo bắt nguồn từ một ngành võ thuật cổ truyền, môn Kiếm đạo, một trong các môn võ chiến trận mà chỉ có phái Koshu truyền dạy, có từ hơn bảy thế kỷ qua. Phái Daito lại tách ra, chỉ giữ phần nào liên quan đến những động tác của cơ thể. Trở nên đứng riêng như thế, từ hai thế kỷ nay, các động tác ấy được gọi là “Aikijutsu”. Như vậy, Tổ sư Ueshiba đã mang đến một sự cải thiện bằng cách thêm vào những tình cảm thiêng liêng. Ông biến đổi thành một môn võ quý phái và mềm dịu hơn, từ mười năm nay, đồng thời đổi tên cho nó.

Nhu đạo thiết yếu là môn chiến đấu cá nhân, có lịch sử riêng về sự phát triển và các đòn thế, trong khi môn Hiệp khí đạo, phát nguồn từ môn Kiếm đạo cổ truyền, còn giữ được những truyền thống và hình thức duy nhất của nó.


                clip nong: